Chắc hẳn các bạn đã nghe tên cửa võng thờ rồi phải không nào. Định nghĩa cửa võng là gì? Có vai trò gì trong bàn thờ gia tiên, Cách treo cửa võng.
Định nghĩa cửa võng?

Cửa võng là phần ngăn cách giữa ban thờ với không gian bên ngoài. Cửa võng được chạm khắc rất nhiều, tỉ mỉ, tinh xảo.
Các chi tiết trên cửa võng: Tứ Linh (Long, Ly, Quy, Phượng) hoặc Tứ Qúy ( Tùng, Trúc, Cúc , Mai)
- Cấu tạo của cửa võng: Bao gồm phần thân và hai phần đuôi ghép lại, tùy thuộc vào từng cửa võng mà được chạm khắc thêm các chi tiết khác nhau.
- Chất liệu làm cửa võng: gỗ mít, gỗ dồi, gỗ hương, gỗ gụ…
- Cửa võng thường được thếp vàng, thếp bạc, sơn PU tùy theo cách bài trí của phòng thờ (màu sắc của bàn thờ, hoành phi câu đối, cuốn thư câu đối)
- Tên gọi: Tên của cửa võng được lấy theo hoa văn trạm khắc trên đó. Ví dụ: Cửa võng Thiều Châu, cửa võng Hồng Trĩ, cửa võng Tứ Linh, cửa võng Rồng hóa Mai, cửa võng Ngũ Phúc, cửa võng Rồng chầu mặt Nguyệt.
Cách treo cửa võng
Cửa võng thường được bài trí ở không gian thờ cúng rộng và cao: Phòng thờ nhà con trưởng, nhà thờ từ đường dòng họ, phủ, chùa…
- Kích thước của cửa võng được làm dựa trên khoảng cách và chiều cao của câu đối.
- Cách treo: Lấy bàn thờ làm trung tâm, sau khi treo xong hoành phi câu đối hoặc cuốn thư câu đối người thợ tiến hành đo và xác định vị trí của cửa võng. Đưa cửa võng vào đúng vị trí rồi gắn cố định.
Khi bài trí cửa võng cùng với hoành phi câu đối hoặc cuốn thư câu đối sẽ tạo nên một thể thống nhất cho gian thờ cúng tạo sự trang nghiêm, sang trọng cho phòng thờ.
>>>>>Tham khảo địa chỉ làm cửa võng uy tín<<<<<
ĐỒ THỜ ĐỨC HIỆP
Hotline: 0879.555.111
Liền kề 7, Ô 16 – Khu Đô Thị Tân Tây Đô – Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.