Bài vị thờ là vật phẩm thờ không thể thiếu trên bàn thờ cúng tổ tiên, bàn thợ họ. Bài vị thờ có đầy đủ thông tin: Tên, năm sinh, năm mất, chức vụ…của những người quá cố. Khi lập bài vị trên bàn thờ cần lưu ý một số điều sau để tránh những điều không may mang đến cho gia đình.

Những lưu ý cơ bản khi lập bài vị
1. Bài vị trên bàn thờ được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: gỗ, kim loại…Nếu bàn thờ là gỗ thì nên chọn bài vị chất liệu gỗ.
2. Thông thường kích thước của bài vị: Kích thước lòng để viết chữ rộng từ 3 cm – 4 cm, cao từ 13 đến 21 cm.
Kích thước tổng thể Bài vị :
+ Cao 61 cm cung tốt ( Lợi ích, tài lộc) X Rộng 21 cm cung tốt ( Đại cát, Tiến bảo)
Hoặc kích thước có thể làm theo yêu cầu của gia chủ.
3. Bài vị thờ được lưu giữ 5 đời (ngũ đại mai thần chủ) kể từ người chủ cúng trên tủ thờ , đến đời thứ 6 được đem đốt hoặc thiên di vào nhà thờ họ để thờ chung.
4. Số chữ viết trên bài vị phải được chia hết cho 4, hoặc chia cho 4 còn dư 3 (không được dư 1 hoặc dư 2) theo cách đếm tuần tự 4 chữ: Quỷ – Khốc – Linh – Thính; nếu là người nam thì phải vào chữ Linh (dư 3), người nữ phải vào chữ Thính (chia hết) là được.
5. Nội dung bắt buộc có trên bài vị: (Chữ được viết bằng chữ Hán Nôm chiều dọc từ trên xuống, từ phải qua trái):+Hàng chính giữa nêu: Vai vế của người được làm bài vị (như cha = hiển khảo; ông nội = tổ khảo; bà cố = tằng tổ tỷ; ông sơ = cao tổ khảo); tiếp đến là tước vị (nếu có); sau đó là tên (gồm tên húy = tên chính, tên tự, tên hiệu, tên thụy … nếu có).
Hướng dẫn cách lập bài vị ông bà tổ tiên cha mẹ
Bài vị tổ tiên: ghi các chữ Hán Nôm hoặc chữ Việt tùy theo yêu cầu cũng như mong muốn của gia đình. Thông thường hiện nay người ta sử dụng chữ Việt nhiều hơn.
Ghi rõ vai vế thờ cúng của những người được thờ cúng trong nhà, dòng họ. Thí dụ A là người chủ cúng thì A thờ cúng 4 đời gồm cha mẹ, ông bà nội, ông bà cố, ông bà sơ và bài vị cũng được lưu giữ 4 đời, nhưng khi A mất, con A là B thay làm người chủ cúng thì ngoài việc lập bài vị cha mẹ mới mất (A), B còn phải làm mới lại bài vị của ông bà nội (thay vì cha mẹ), ông bà cố (thay vì ông bà nội), ông bà sơ (thay vì ông bà cố). Vì vậy ta không nên ghi vai vế vào trong bài vị mới có thể lưu giữ được 4 đời, người chủ cúng tự biết vai vế của bài vị đó.
Khi lập bài vị tổ tiên các bạn cần lưu ý những điều trên để tránh khỏi sai phạm trong phong thủy cũng như tục lệ thờ cúng. Hy vọng với những chia sẻ của dothoduchiep.com sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích.
—————————
ĐỒ THỜ ĐỨC HIỆP
Hotline: 0879.555.111
Liền kề 7, Ô 16 – Khu Đô Thị Tân Tây Đô – Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.